Chữa trị và cách phòng tránh chấn thương lật sơ mi trong bóng đá
Trong bóng đá chuyên nghiệp hay bóng đá nghiệp dư thì chấn thương luôn xuất hiện. Một trong những chấn thương thường gặp nhất trong bóng đá là lật sơ mi cổ chân. Bạn không được coi thường chấn thương này.
Lật sơ mi
Lật sơ mi hay còn gọi là lật cổ chân là tình trạng rách hoặc đứt dây chằng bao quanh vùng cổ chân. Khi đi khám thường được chẩn đoán là bong gân cổ chân.
Các trường hợp xảy ra
- Đây là chấn thương thường gặp với người chơi thể thao, nhất là các môn vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, cầu lông… Đôi khi cũng có thể gặp trong sinh hoạt bình thường hằng ngày, trượt thang lầu, ngã xe…
- Lật sơ mi cổ chân là chấn thương thường xuyên xảy ra trong môn thể thao bóng đá. Cầu thủ khi tham gia đá bóng nếu bị tác động từ đối thủ làm ngã hay do khởi động chưa kĩ, trong quá trình chạy hoặc bị ngã rất dễ gặp phải chấn thương này.
Chẩn đoán:
- Bong gân cổ chân sẽ bị lệch sang 1 bên gây sưng là đau, khó đi lại.
- Lật sơ mi – rách hoặc dãn dây chằng: lực bẻ làm khe khớp bên đối diện bị mở căng ra, dây chằng ngay khe khớp đó sẽ bị rách. Có trường hợp không bị sưng, nhưng rất đau và buốt. Khó đi lại và hoạt động cổ chân.
Cách phòng chống lật sơ mi cổ chân
1. Khởi động thật kỹ trước trận đấu
Khởi động trong bóng đá giúp tăng sức mạnh, sự nhanh nhẹn và hiệu suất. Bằng cách làm nóng các cơ, đồng thời khởi động cũng giúp cho não hoạt động linh hoạt hơn để sẵn sàng cho các trận đấu đỉnh cao.
Lưu ý: Các nghiên cứu khoa học thể thao cho biết việc căng cơ là không cần thiết trong giai đoạn khởi động. Việc căng cơ thực ra phù hợp hơn trong trường hợp bạn đang cần thả lỏng sau khi vận động cường độ cao. Thậm chí việc đứng một chỗ thực hiện các động tác căng cơ còn khiến bạn chậm đi và có thể làm tăng nguy cơ chấn thương
2. Sử dụng giày có công nghệ định hình gót
Trong thời kỳ phát triển công nghiệp mạnh mẽ như hiện nay, giày đá bóng cũng phát triển theo. Giày tốt không những phải có chất liệu bền, màu sắc đẹp mà còn phải hỗ trợ cho người sử dụng tốt nhất. Tránh các tránh thương hay bảo vệ bàn chân an toàn nhất. Hiện nay trên thị trường giày ở Việt Nam có rất nhiều hãng giày chính hãng có công nghệ định hình gót giúp cho người dùng phòng ngừa bị lật sơ mi như:
- Giày Jogarbola – Một thương hiệu nổi tiếng đến từ Nhật Bản.
- Giày Mitre – Đây là thương hiệu lớn đến từ Anh Quốc
- Giày Akka – Một thương hiệu mới nhưng chất lượng thì rất tốt đến từ Việt Nam
- Ngoài ra còn nhiều hãng giày chính hãng mà có công nghệ định hình gót khác.
3. Sử dụng phụ kiện chống lật sơ mi
Bó gót được dùng như một dụng cụ để bảo vệ trực tiếp vùng gót chân của bạn tránh chấn thương tối đa nhất có thể. Ngoài khả năng hạn chế lật sơ mi, bó gót còn khả năng hạn chết bong gân, đứt dây chằng, trật khớp, vỡ mắt cá.
Cách chữa trị khi bị lật sơ mi
Xử trí ban đầu
- Khi bị trật sơ mi cổ chân, cách điều trị quan trọng nhất đó là phải dừng tập luyện và vận động ngay khi chấn thương.
- Sau đó dùng đá lạnh để chườm lên cổ chân liên tục trong ít nhất 10 phút.
- Dùng băng ép cổ chân và gác chân lên cao.
Cách điều trị kịp thời
- Nếu thấy đau quá hãy ngay lập tức đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thăm khám và chữa trị kịp thời.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (Efferalgan viên sủi là loại tác dụng nhanh) hoặc các loại thuốc kháng viêm vừa giảm đau vừa chống sưng nề (Voltaren 75mg, Mobic 7,5mg…) + một số trường hợp cần thêm thuốc giãn cơ để làm giảm các cơn đau.
- Hạn chế đi lại trong mấy ngày đầu chấn thương. Tích cực chườm đá 3-4 lần/ngày. Bỏ đá vào xô nước và ngâm chân đau khoảng 20p/lần.
- Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân nếu cần thiết (nhưng chỉ làm khi có hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện).
- Sử dụng băng sơ mi cổ chân chuyên dụng, nếu nặng hơn thì cần dùng các loại nẹp hơi cổ chân đặc biệt.
Áp dụng nguyên tắc R-I-C-E
- R (rest): Hạn chế cử động cổ chân, nằm nghỉ và tiến hành gắn nẹp bảo vệ.
- I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân với đá lạnh.
- C (compression): Dùng băng thun băng ép vừa phải quanh cổ chân để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch và hạn chế hoạt động của chân.
- E (elevation): Nằm kê chân cao khoảng 10- 20 cm giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn. (Không kê quá cao, sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân).
Tập vật lí trị liệu phục hồi
Trong giai đoạn phục hồi khi đã bình phục chấn thương. Các bạn nên tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà như sau:
Bài tập 1 : Kéo dãn bằng khăn, giữ 30 – 45 giây, lập lại 10 lần, ngày 3 lần
Bài tập 2 : Kéo dãn chân: đứng chống tay sát tường, 10 lần, 3 lần ngày
Bài tập 3 : Tập mạnh cổ chân với giây thun, 10 lần, ngày 3 lần
Bài tập 4 : Tập ván thăng bằng 5 – 10 phút, 3 lần ngày
Các bài tập này, có tác dụng giúp chân bạn phục hồi hoàn toàn và tránh được những vận động mạnh gây chấn thương sau đó.
Các cấp độ trật sơ mi cổ chân
Lật sơ mi được chia làm 3 cấp độ nhẹ, trung bình và nặng.
Bong gân nhẹ (độ 1): Dây chằng bị kéo dãn, số lượng bó sợi bị rách <25%. Đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được. Thời gian lành hoàn toàn khoảng 4-6 tuần.
Bong gân trung bình (độ 2): Dây chằng bị rách số lượng bó sợi bị rách từ 25 – 75%( có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương). Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da. Bệnh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khoảng 4-8 tuần (thường là cần 6 tuần nghỉ ngơi trước khi có thể hoạt động bình thường trở lại).
Bong gân nặng (độ 3): Dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần.
Đối với trường hợp dây chằng rách nặng: Sơ cứu hoặc điều trị thời gian đầu không khỏi thì bạn cần đến ngay bệnh viện để chụp chiều và có thể phải sử dụng đến phương pháp Mổ để kết nối dây chằng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng mổ, có những trường hợp phải mất đến 8-12 tháng mới hoàn toàn lành hẳn. Hoạt động mạnh trở lại sớm quá có thể khiến khớp thêm tổn thương và lâu lành hơn.
Những lưu ý khi bị lật sơ mi
Khi chấn thương lật sơ mi, các bạn cần tránh những vận động ngay sau đó. Đặc biệt cần sơ cứu đúng cách, nếu không sẽ bị nặng hơn.
Nhiều người quan niệm rằng sử dụng cao nóng, dầu nóng có thể chữa lành các chấn thương xương khớp. Tuy nhiên đó hoàn toàn là một quan niệm sai lầm khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Nguyên tắc cơ bản xử lý ban đầu các chấn thương của dây chằng là lạnh chứ không phải nóng.
Các điều không nên làm khi bị chấn thương:
- Kéo nắn không đúng cách: chảy máu thêm, rách thêm.
- Xoa bóp dầu nóng, rượu: sưng thêm.
- Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành, lâu khỏi hơn.
- Bó thuốc bắc: dễ nhiễm trùng da hoặc không có tác dụng nhiều.
- Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn hoặc để lại di chứng về sau.
- Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn, dễ để lại di chứng.