Cách quần cán vợt cầu lông và những thông tin cần thiết
Quấn cán vợt cầu lông rất cần thiết cho người chơi cũng như bảo vệ bảo khỏi những vi khuẩn tích tụ và làm hại đôi tay của bạn.
1. Mục đích của việc quấn cán vợt
Như đã nói trên thì quấn cán vợt cầu lông mang lại rất nhiều lợi ích cho người chơi và đồng thời cũng là vẻ đẹp cho bảo kiếm của bạn.
- Quấn cán vợt cầu lông sẽ giúp làm giảm đi độ ẩm và tránh sự trơn trượt của cây vợt. Một cây vợt dùng lâu ngày sẽ mất đi khả năng hút mồ hôi và không còn độ nhám nên rất khó điều khiển và dễ bị rơi khỏi tay của bạn. Ngoài ra, cách quấn cán vợt cầu lông còn tạo sự êm ái và cảm giác thoải mái hơn khi cầm vợt.
- Quấn cán vợt cầu lông giúp tay cầm vợt cầu lông của bạn tránh tích tụ các loại vi khuẩn và vi trùng gây hại cho tay. Nếu sử dụng vợt lâu ngày mà bạn không thay dây quấn vợt thường xuyên thì tay cầm vợt của bạn sẽ dễ tích tụ vi khuẩn có hại.
- Quấn cán vợt cầu lông cũng là một cách làm đẹp cho cây vợt cầu lông của bạn. Đôi khi cũng sẽ làm mới cây vợt sau 1 thời gian sử dụng.
2. Các loại dây quấn cán vợt cầu lông.
Hiện nay, quấn cán vợt cầu lông sẽ có 3 loại chính đó là dây quấn thay thế, dây quấn trơn và dây quấn vải. Ngoài ra cũng có nhiều loại dây quấn khác nhưng không phổ biến bằng.
Dây quấn thay thế (quấn lót cán).
Đây là loại dây quấn giống như dây quấn vợt ban đầu của nhà sản xuất. Vật liệu thông thường được sử dụng để sản xuất dây quấn thay thế là polyurethane hoặc PU .
Dây quấn PU cung cấp sự thoải mái và hoạt động như một đệm giữa các ngón tay của bạn và tay cầm vợt đồng thời giúp thấm mồ hôi tốt và chống trơn trượt.
Dây quấn trơn.
Dây quấn trơn cũng được làm từ vật liệu PU tương tự như dây quấn thay thế nhưng chúng mỏng hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn giúp cho bạn có một tay nắm cán dày hơn để có thể nắm chặt hơn khi đánh cầu lông.
Dây quấn vải.
Dây quấn vải thường được làm bằng bông giúp hấp thụ mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, cách quấn cán vợt cầu lông bằng dây quấn vải sẽ rất dày và đôi khi nặng sẽ ảnh hưởng đến mức độ cân bằng của vợt. Nếu bạn thường xuyên ra mồ hôi tay thì dây quấn vải là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
3. Cách quấn cán vợt cầu lông.
Sau đây là hướng dẫn quấn cán vợt cầu lông cho người chơi một cách tinh tế nhất và chuẩn nhất.
- Tháo băng dây quấn cũ trên vợt cầu lông của bạn (có thể không cần tháo dây quấn cũ nếu tay cầm vợt quá nhỏ đối với bàn tay bạn).
- Bắt đầu tiến hành quấn vợt từ phía cuối cán vợt lên đầu cán. Đầu tiên, áp phần đầu dây quấn vào cuối cán vợt. Sau đó, xoay dây quấn một vòng dọc theo các cạnh dưới cùng của tay cầm.
- Tiếp tục quấn, kéo với độ mạnh vừa phải và dần dần cho đến hết về phía đầu vợt. Bạn nên căn chỉnh sao cho dây quấn vừa đủ quấn hết tay cầm vợt. Bạn nên kéo chặt hơn cho dây quấn mỏng và chặt hơn tránh bị rơi ra khi sử dụng.
- Sau khi thực hiện cách quấn cán vợt cầu lông xong bạn sử dụng miếng băng dính để cố định dây quấn và chỉnh sửa lại sao cho vừa ý nhất. Kiểm tra lại các vết quấn một lần nữa sao cho ngay ngắn và chặt nhất. Như vậy bạn đã hoàn thành xong các bước quấn vợt cầu lông.
4. Lưu ý khi quấn cán vợt cầu lông.
Khi thực hiện cách quấn cán vợt cầu lông sẽ thường gặp một số lỗi mà rất nhiều người thường mắc phải, dưới đây là một số lỗi như vậy:
- Quấn dây quấn cán không đủ đến đầu cán vợt khiến cho mối quấn dễ bị xù ra và hư hỏng.
- Bên cạnh đó cũng có nhiều người chơi quấn cán vợt từ phía đầu cán vợt trở xuống. Điều này là hoàn toàn sai vì sau khi kết thúc ở cuối cán vợt, dây quấn sẽ dễ bị lỏng và rất dễ bung ra.
Lưu ý:
- Quấn cán cầu lông cần được thay thường xuyên sau mỗi lần chơi.
- Không sử dụng quấn cán cầu lông đã quá hạn sử dụng, tránh hiện tượng bong tróc lớp bên ngoài, giảm khả năng thấm hút mồ hôi và độ bám.
- Không quấn quá dày hay quá mỏng tránh hiện tượng cầm cán vợt không vừa tay.
- Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn có những cách quấn cán mới, đúng và chuẩn xác hơn, từ đó có cảm giác thoải mái hơn khi cầm vợt, bảo vệ tay của bạn, nâng cao trình độ chơi cầu. Quấn cán cầu lông đẹp và đúng cũng là một cách để bạn trở nên “ngầu” hơn đấy.
Chúc các bạn thành công.