Những chấn thương ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng
Trong bóng đá nói riêng và thể thao nói chung thì chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn là người chơi thể thao thì chắc hẳn không ít lần gặp chấn thương, chỉ là nó nặng hay nhẹ mà thôi. Bóng đá là một môn thể thao đối kháng và thi đấu ở cường độ cao nên việc gặp chấn thương là điều không quá xa lạ.
Chấn thương dây chằng chéo đầu gối
Nếu như là một người hâm mộ của bộ môn bóng đá thì “chấn thương dây chằng” có lẽ là cụm từ mà bạn thường được nghe, mỗi khi đội bóng yêu thích không có sự góp mặt của một cầu thủ nào đó. Dây chằng là một chấn thương rất thường xuyên gặp phải ở những người chơi bóng đá, đặc biệt là các cầu thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên các bạn đừng tưởng các cầu thủ chuyên nghiệp thường gặp phải chấn thương dây chằng mà xem nhẹ nó. Đây có thể nói là một chấn thương không hề đơn giản như bạn nghĩ.
Dây chằng là một sợi mô liên kết nối giữa xương này với xương khác, chúng là một bộ phận kết hợp với xương để tạo thành khớp. Trong bóng đá thì có rất nhiều các kỹ thuật sử dụng đến các khớp ở đầu gối, đây cũng là nơi có khá nhiều dây chằng và rất dễ bị tổn thương. Dây chằng cũng là một chấn thương rất dễ tái phát sau khi cầu thủ quay trở lại thi đấu.
Chấn thương dây chằng trong bóng đá, nhẹ thì là giãn dây chằng, còn nặng hơn đó là đứt dây chằng. Ở trong trường hợp đứt dây chằng thì buộc các cầu thủ sẽ phải phẫu thuật nối lại dây chằng. Đứt dây chằng là một chấn thương đã khiến cho không ít các cầu thủ mất đi phong độ của mình, họ không còn tự tin chơi bóng như trước đây. Cũng có khá nhiều bác sĩ thể thao nói rằng để tìm lại phong độ và cảm giác chơi bóng sau khi phẫu thuật dây chằng còn khó hơn khi bạn bị gãy xương chân.
Chấn thương sụn chêm đầu gối
Có thể nói, đầu gối là nơi rất dễ bị dính những chấn thương nặng, đó cũng là những mối lo ngại lớn đối với những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Ngoài dây chằng thì có một chấn thương nữa cũng khá phổ biến đối với bóng đá chuyên nghiệp, đó là chấn thương sụn chêm.
Sụn chêm đầu gối bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Sụn chêm có vai trò khá quan trọng, đặc biệt là khi vận động, nó sẽ giúp giảm xóc, hấp thụ và phân tán đều lực lên đầu gối, tạo sự vững chắc cho khớp gối. Ngoài ra, sụn chêm còn giúp trải đều dịch bôi trơn và các chất dinh dương để nuôi sụn khớp, lấp đầy khớp gối, tránh bị những hoạt mạc kẹt vào các kẽ khớp.
Chấn thương liên quan đến bộ phận này thường sẽ là rách sụn chêm vì khớp gối bị bẻ đột ngột. Nếu như gặp phải chấn thương sụn chêm thì các cầu thủ sẽ phải trải qua một cuộc phẫu thuật và buộc phải nghỉ trong một khoảng thời gian không hề ngắn.
Bạn còn nhớ sự vắng mặt của Luka Modric trong nửa mùa giải 2014/15, chính là do chấn thương sụn chêm của chàng tiền vệ Real Madrid này. Hay trường hợp dính chấn thương sụn chêm của Danny WelBeck đã phải nghỉ thi đấu đến 9 tháng. Đây là chấn thương sẽ gây ảnh hưởng không ít tới phong độ, cũng như cảm giác chơi bóng của các cầu thủ khi phải nghỉ thi đấu trong một thời gian khá dài.
Chấn thương gót chân Asin
Gót chân Asin không xảy ra nhiều như dây chằng hay sụn chêm, điều này đúng trong bóng đá nhưng đây là một nỗi ám ảnh cực kì lớn đối với các vận động viên cầu lông. Trong bóng đá, chấn thương gót chân Asin thường sẽ xảy ra trong các trường hợp tranh chấp bóng trên không và tiếp đất không đúng kỹ thuật.
Đối với những chấn thương gót chân Asin nhẹ thì chỉ cần nắn, bóp thuốc và băng bó một thời gian. Tuy nhiên nếu nặng thì bạn sẽ phải trải qua quá trình phẫu thuật và sẽ nghỉ thi đấu trong một khoảng thời gian rất dài. Vì là một chấn thương không thường xuyên gặp phải trong bóng đá nên các cầu thủ khi dính phải gót chân Asin sẽ khó để lấy lại cảm giác, cũng như phong độ chơi bóng đỉnh cao.
Gót chân cũng là nơi có chứa các dây chằng, nên phần cơ thể này cũng rất dễ gặp phải những chấn thương trong quá trình thi đấu. Chính vì điều này mà nhiều người quyết định lựa chọn những đôi giày đá bóng cao cấp, vì sẽ nó sẽ có lớp đệm gót để giảm thiểu được tối đa chấn thương.
Gãy xương chân
Nhiều người cho rằng trong các chấn thương thì gãy xương chân là nghiêm trọng nhất. Điều này không sai, nhưng nếu chỉ gãy xương chân đơn thuần thì sẽ đỡ nguy hiểm hơn nhiều so với các chấn thương trên. Tuy nhiên gãy xương chân có thể dẫn đến rất nhiều chấn thương nguy hiểm khác như dứt dây chằng.
Gãy xương chân là một chấn thương khi nhìn bằng mắt thì bạn sẽ thấy cực kì nghiêm trọng. Tuy nhiên sau khi lành chấn thương do gãy xương chân thì cầu thủ sẽ dễ dàng hơn để lấy lại phong độ và cảm giác bóng. Các cầu thủ khi bị chấn thương do gãy xương chân thì thường sẽ chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, nếu hồi phục được về tinh thần thì họ vẫn sẽ có thể giữ được phong độ và cảm giác bóng tốt.
Chấn thương do gãy xương chân chỉ nghiêm trọng hơn khi các mảnh xương gãy cứa vào phần dây chằng khiến chúng bị đứt. Nếu điều này xảy ra thì sẽ sự nghiêm trọng của chấn thương sẽ tăng lên gấp bội, vì cầu thủ sẽ phải nghỉ thi đấu trong một thời gian rất dài và khó có thể lấy lại cảm giác bóng và phong độ.
Đó là những chấn thương trong bóng đá mà có thể ảnh hưởng đến phong độ của các cầu thủ. Nó không chỉ ảnh hưởng phong độ mà đã khiến cho rất nhiều cầu thủ mất đi cả một thời hoàng kim. Chính vì vậy nếu là người chơi bóng đá phong trào thì bạn nên giữ được cái đầu lạnh để tránh gây ra chấn thương nghiêm trọng cho các anh em cùng niềm đam mê với mình.
Xem thêm: Kỹ thuật BLOCK người trong Futsal