Những lợi ích của việc chơi cầu lông và cách hạn chế tác hại khi chơi cầu lông
Một trận cầu lông yêu cầu người chơi không ngừng hoạt động chân, tay, xoay người… có thể coi đây là một hoạt động có tính toàn diện, rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, cầu lông có thể giúp bạn gia tăng sức mạnh ở các cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể, tăng cường chức năng hệ tuần hoàn máu và hệ hô hấp.
Những lợi ích của việc chơi cầu lông mà ai cũng nên biết
Những công dụng của việc thường xuyên chơi bộ môn thể thao cầu lông có lẽ những người đã từng chơi và gắn bó với bộ môn thể thao này là những người hiểu rõ nhất. Với nhiều người khi đã quen cầm vợt thi đấu vào mỗi buổi sáng hay chiều tối là một thói quen “gây nghiện” với họ.
1. Lợi ích của việc đánh cầu lông với mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau
Đây là bộ môn thể thao có được sự yêu thích từ người già, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, đây là một đặc điểm khá giống với tác dụng của môn đá cầu mang lại cho người chơi. Chính vì thế với những ai yêu thích cầu lông thì họ có thể gắn bó với bộ môn này cả đời mình.
Dù là thi đấu phong trào hay ở những giải đấu đỉnh cao tầm cỡ thế giới thì môn thể thao này đều dành cho cả nam và nữ giới, đặc biệt có sự kết hợp với thể thức thi đấu đôi nam nữ.
2. Chơi cầu lông rất tốt cho sức khỏe thể chất
Việc chơi cầu lông thường xuyên và điều độ sẽ rất tốt cho hệ tim mạch với sự vận động thường xuyên và đều đặn.
Đánh cầu lông đòi hỏi sử dụng rất nhiều hệ cơ khác nhau của cơ thể như: Hệ cơ chân(bắp đùi, bắp chân..), Cơ tay (Cơ nhị đầu, và cơ cánh tay, cổ tay) lườn và cổ….
Tập luyện cầu luyện cầu lông đúng cách giúp cho việc tăng sức mạnh cơ bắp toàn cơ thể.
3. Đánh cầu lông giúp tăng chiều cao ở tuổi phát triển
Phần này giải thích cho câu hỏi của rất nhiều những bạn trẻ rằng đánh cầu lông có tăng chiều cao không? Đây là một trong những lợi ích của việc chơi cầu lông đã giúp nhiều bạn trẻ tìm đến bộ môn thể thao này.
Ở những độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển cơ thể thì việc chơi cầu lông giúp ảnh hưởng một cách tích cực tới việc phát triển chiều cao của các em. Với sự vận động thường xuyên của các khớp sẽ kích thích sự phát triển liên tục của những lớp sụn và làm tăng chiều cao cơ thể.
4. Tăng cường độ cứng vững của hệ xương
Điều này có thể thấy rõ nhất khi so sánh một người ít vận động so với một người thường xuyên hoạt động thể thao với cầu lông hay bộ môn khác, đặc biệt khi về già. Thường những người vận động cơ thể bật nhảy di chuyển liên tục sẽ có hệ xương khớp vững vàng hơn, đây là một yếu tố ảnh hưởng tới cả tuổi thọ.
5. Chơi cầu lông giúp cho cơ thể phản xạ nhanh nhạy.
Chính việc phải cứu đỡ và đánh những đường cầu nhanh của đối thủ giúp cho người chơi cầu lông có phản xạ rất nhanh nhạy. Đôi mắt tinh phản xạ tay tuyệt vời đôi khi rất quan trọng trong những tình huống trong cuộc sống.
Phản xạ của một người chơi cầu lông có lẽ sẽ được thể hiện một cách rõ nét nhất trong những tình huống cứu cầu của họ. Những phản xạ vô cùng nhanh nhạy bén và chính xác làm cho người xem không khỏi bất ngờ.
6. Có tác dụng giải tỏa Stress sau những giờ làm việc căng thẳng
Cũng như những môn thể thao khác việc phải vận động liên tục sẽ giúp cơ thể tiết mồ hôi, giải phóng những chất độc tồn đọng trong cơ thể. Chính điều này giúp những căng thẳng và mệt mỏi hàng ngày sẽ được giảm bớt đi.
Đây cũng là lý do giải thích tại sao những người yêu vận động thể thao họ luôn có được một sức khỏe tinh thần rất sung mãn cả trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là bí quyết sống lâu và sống khỏe.
Bên cạnh đó việc tương tác”chém gió” với những người cùng chơi sẽ tạo nên một không khí vui tươi tại sân cầu lông mà bạn sẽ rất hiếm khi có được tại môi trường công việc đầy áp lực của bạn.
7. Gia tăng mối quan hệ lành mạnh
Việc có chung một niềm đam mê chính là cơ sở đầu tiên để có thể phát triển mối quan hệ tốt với những người cùng chơi. Biết đâu được từ những mối quan hệ này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp của bạn.
Với từng đó những lợi ích của việc đánh cầu lông, bạn còn chần chừ gì nữa mà không tham gia vào bộ môn thể thao thú vị này. Nhưng khoan đã bạn vẫn cần phải khắc phục được những tác hại không mong muốn của bộ môn cầu lông nhé.
Tác hại của việc đánh cầu lông
Chính xác hơn ở đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số hậu quả của việc đánh cầu lông sẽ dẫn đến việc nhiều người ngần ngại đến với bộ môn này và việc làm thế nào để hạn chế những tác dụng không mong muốn đó, đây cũng là cách để nâng cao những lợi ích của việc chơi cầu lông.
- Đánh cầu lông có bị to tay không?
- Đánh cầu lông có tăng cân không?
- Hiện tượng đánh cầu lông bị chấn thương.
Đánh cầu lông có bị to tay không?
Thực tế là việc vận động tay thuận khi đánh cầu lông trong khi tay còn lại sẽ ít vận động hơn vì thế nhóm cơ của tay không thuận sẽ kém phát triển hơn so với tay thuận được vận động thường xuyên.
Việc phát triển lệch là nguy cơ hoàn toàn có thật. Nhưng bạn có thể khắc phục hiện tượng này và làm đồng đều hơn cơ tay của bạn bằng những môn vận động khác sử dụng cả hai tay như: Chống đẩy, tập xà đơn, xà kép, tạ tay… việc này cũng góp phần giúp cho sức mạnh của đôi tay bạn tăng lên khi đánh cầu lông.
Đánh cầu lông có tăng cân không?
Việc vận động cơ thể với cường độ cao vì vậy mà đánh cầu lông có tác dụng giảm cân cho toàn bộ cơ thể. Nhưng thực tế có nhiều người vẫn bị phát phì dù thường xuyên chơi cầu lông.
Việc bạn tăng cân mặc dù vẫn thường xuyên chơi cầu lông hoàn toàn không phải do lỗi của việc đánh cầu lông, hay bạn đánh cầu lông không đúng cách. Mà là do chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn không khoa học.
Khoa học đã chứng minh chế độ ăn uống ảnh hưởng tới khoảng 60% việc bạn có được phom dáng chuẩn hay không, và dưới đây là những gợi ý giúp cho bạn cải thiện vóc dáng.
- Hạn chế ăn đồ nhiều giàu mỡ chất béo.
- Ăn nhiều hoa quả và rau tươi.
- Hạn chế việc uống rượu bia.
- Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng một ngày.
Khắc phục đánh cầu lông bị chấn thương
Cũng như tất cả những môn thể thao khác việc chấn thương trong khi thi đấu là hoàn toàn có thể xảy đến mặc dù đánh cầu lông không phải là bộ môn đối kháng như, đá bóng, bóng bầu dục, võ…Nhưng nguy cơ bị chấn thương là có nhưng không cao.
Việc tuân thủ kỹ thuật đánh cầu lông cũng như những lưu ý quan trọng sau sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa nhất việc bạn bị chấn thương khi thi đấu để khắc phục các tác hại của việc đánh cầu lông.
Luôn khởi động kỹ trước khi thi đấu
Việc này không chỉ áp dụng khi đánh cầu lông mà còn đúng với tất cả các môn thể thao khác. Khởi động giúp làm nóng các cơ toàn thân đặc biệt là cơ đùi, bắp chân và cơ tay.
Khởi động kỹ giúp các khớp tiết ra chất nhầy để bôi trơn cho các vị trí đầu sụn khớp tay, chân, gối, hông và khớp vai, báo hiệu trước cho cơ thể từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái vận động, để cơ thể dần thích nghi với những sự thay đổi.
Thực hiện đúng các động tác kỹ thuật đánh cầu lông
Để có thể hạn chế đến mức tối đa nhất những chấn thương không mong muốn trong quá trình thi đấu các bạn nên tuân thủ đúng.
- Thực hiện đúng các kỹ thuật di chuyển ngang, lùi tiến bước và bật nhảy. Thực hiện không đúng cách di chuyển có thể dẫn đến những chấn thương khớp gối hay khớp bàn chân.
- Đặc biệt với người mới thì cách thức cầm vợt là rất quan trọng, tiếp theo bạn cũng cần chú ý tới cách đánh thuận tay trái tay và bật nhảy đánh cầu.
- Sử dụng các trang phục thi đấu phù hợp như quần áo nhẹ nhàng co dãn và thông thoáng. Chọn đôi giày có size số phù hợp tiện lợi cho việc di chuyển, vợt cầu lông có kích thước và trọng lượng phù hợp.