Kỹ thuật bóng đá (Phần 1)

Kỹ thuật bóng đá (Phần 1)

5 Kỹ thuật bóng đá cơ bản nhất

Tiếp nối bài viết 11 kỹ năng cơ bản cho người mới tập đá bóng, nay Thể Thao Phủi làm thêm chuỗi bài viết các kỹ thuật bóng đá và phân tích rõ ràng hơn.

Cầu thủ bóng đá phải tập luyện nhiều năm để cải thiện sức khỏe lẫn khuyết điểm. Kỹ thuật đá bóng của bạn sẽ cải thiện dần nếu siêng năng luyện tập.

1. Tập nhận bóng – Đỡ Bóng

Tìm một bức tường rộng bằng gạch hay bê tông. Đá quả bóng đập vào tường ở vị trí cách mặt đất khoảng 1m. Khi bóng bật ngược trở lại thì bạn giơ chân lên để bóng đập vào chân và rơi xuống đất. Thực hiện bài tập này 10 phút mỗi ngày.

Đỡ bóng (nhận bóng) là một kỹ thuật quan trọng trong bóng đá

  • Bạn nhớ không được đá quả bóng, mà chỉ giơ bàn chân lên vị trí bạn đoán bóng sẽ bật trở lại để nó tự động đập vào chân bạn.
  • Khi muốn chặn bóng đang lăn trên mặt đất, hãy đặt chân lên bóng để giữ nó lại.
  • Với mỗi bài tập bạn nên bắt đầu ở vị trí gần tường. Bạn sẽ lùi xa dần khi bắt đầu có cảm giác bóng tốt hơn. Đến khi hoàn thành bài tập thì bạn phải đứng cách tường tối thiểu 10m.

2. Tâng bóng

Ngay cả cầu thủ giỏi nhất cũng phải mất nhiều năm luyện tập mới có thể tâng bóng thành thạo. Tuy nhiên, đó là cách rất tốt để tập thao tác với bóng và nâng cao khả năng phối hợp giữa chân và mắt. Đặt bóng trên mu bàn chân sao cho nó không rơi xuống, sau đó đá chân để quả bóng bay lên. Khi bóng rơi xuống thì bạn đá nó bay ngược lên bằng chân kia.

Tâng bóng giúp tăng khả năng cảm giác bóng và xử lý bóng bổng

  • Nhớ đá quả bóng tại vị trí chính giữa mu bàn chân. Nếu bóng tiếp xúc với chân sai vị trí, nó có thể bay vào mặt bạn hoặc bay ra phía đối diện. Mục đích là giữ quả bóng nằm cách cơ thể khoảng 30cm.
  • Để bóng không bay ra xa, bạn nên gập đầu gối cao lên khi đá bóng. Duỗi thẳng chân sẽ khiến bóng bay ra xa.
  • Thực hiện bài tập này tối thiểu 10 phút mỗi ngày. Ban đầu thường bạn chỉ tung hứng được 1-2 cái. Hãy tiếp tục cố gắng thì kỹ năng của bạn sẽ cải thiện dần. Cố gắng chạm được bóng ít nhất 10 lần trước khi ngừng bài tập.

3. Tập Rê Dắt Bóng

Tìm một không gian thoáng với mặt nền tốt, hoặc sử dụng cái sân sau nhà. Tập đá nhẹ vào bóng dể dẫn bóng đi quanh chu vi sân. Trước khi dẫn bóng đi, bạn nhớ đứng trên phần đầu bàn chân (không đứng trên gót chân). Bạn nên dùng lực đá nhẹ để mỗi cú chạm chỉ đưa bóng đi khoảng 30-60cm. Thực hiện bài tập này 10 phút hoặc đến khi bạn đã dẫn bóng quanh sân vài lần.

Tập rê bóng (dẫn bóng) bằng lòng và bằng má

  • Mặc dù cầu thủ thường dùng cả hai chân đá bóng nhưng họ sẽ chọn một chân làm chân đá chính. Đó thường là chân thuận, nghĩa là chân nằm cùng bên với tay thuận (thuận tay phải thì dùng chân phải v.v.). Bài tập này sẽ giúp bạn nhận ra chân nào là chân chính để đá bóng.
  • Chân không thuận sẽ được dùng làm chân trụ để giữ cân bằng cơ thể. Khi đang rê bóng thì bạn phải giữ chân không thuận nằm tương đối gần với cơ thể, nếu không bạn có thể vô tình đá bóng đi xa hơn dự tính.
  • Khi kỹ năng rê bóng thuần thục hơn thì bạn cố gắng nhìn lên trên. Bạn thường có khuynh hướng nhìn bóng khi đang rê dắt, nhưng trọng trận đấu thì bạn phải nhìn về phía trước và nhìn xung quanh. Có khả năng bạn sẽ vấp vào bóng và ngã, nhưng theo thời gian bạn sẽ quen dần với việc không nhìn xuống bóng.

4. Điều chỉnh bóng đi theo các hướng khác nhau

Mặc dù bạn có thể rê bóng về bên trái hay bên phải, nhưng bạn không thể ngoặt bóng quá gắt nếu chỉ dùng mu bàn chân. Đây là lúc bạn phải dùng má bàn chân. Ban đầu bạn sẽ rê bóng bình thường khoảng 3 mét. Khi vận tốc đủ nhanh thì bạn vượt lên trước bóng một chút và dùng chân thuận làm chân trụ để chặn bóng lại, khi đó nó sẽ bật lại theo hướng bạn muốn.

Ngoặt bóng (đổi hướng) là kỹ thuật qua người rất hiệu quả

  • Hướng bạn muốn xoay bóng sẽ phụ thuộc vào vị trí đặt chân. Ví dụ, giả sử bạn dùng chân phải để đá bóng, bạn sẽ chặn bóng bằng má trong bàn chân để rẽ bóng về bên trái, và dùng má ngoài bàn chân để rẽ về bên phải. Nếu bạn dùng chân trái để đá bóng, bạn sẽ chặn bóng bằng má ngoài bàn chân để rẽ bóng về bên trái, và dùng má trong bàn chân để rẽ về bên phải.
  • Nếu bạn chỉ muốn thay đổi đường đi của bóng thì chặn bóng lại và giữ vững chân. Nếu bạn muốn thay đổi lớn hướng đi của bóng thì dùng chân cản bóng đồng thời đá nhẹ theo hướng bạn muốn bóng di chuyển.

5. Rê bóng quanh chướng ngại vật

Tìm một bộ côn chiến thuật và xếp chúng thành đường thẳng, mỗi cái cách nhau tối thiểu 1m. Bắt đầu rê bóng quanh các chướng ngại vật. Nếu côn nằm bên trái thì bạn dùng má trong chân phải đá nhẹ vào bóng. Đá đủ mạnh để bóng lăn về bên trái của côn tiếp theo. Nếu chướng ngại vật nằm bên phải thì bạn dùng má ngoài chân phải đá nhẹ vào bóng. Đảm bảo bóng lăn về bên phải của côn tiếp theo.

Rê bóng với chướng ngại vật sẽ giúp dẫn bóng uyển chuyển hơn

  • Các hướng dẫn này cũng tương tự cho người dùng chân trái đá bóng, chỉ khác ở chỗ bạn sẽ dùng má chân khác để đá. Ví dụ, nếu chướng ngại vật nằm bên trái thì dùng má ngoài chân trái để đá. Nếu chướng ngại vật nằm bên phải thì dùng má trong chân trái để đá.
  • Bạn cũng cần luyện tập với chân không thuận. Đó là cách để bạn có thể kiểm soát bóng bằng cả hai chân.
  • Sau khi đan bóng qua đường thẳng các côn chiến thuật, bạn có thể thay đổi vị trí đặt côn. Đặt chúng theo hình chữ chi hay đặt ở các vị trí ngẫu nhiên trên sân.

Related Posts

Khởi động tư duy chơi bóng trước trận đấu

Khởi động tư duy chơi bóng trước trận đấu

Một người với khát khao, đam mê trong mỗi lần ra sân với một người chỉ là yêu thích và ra sân để giải trí sẽ có sự khác biệt rất lớn. Khi một cầu thủ có được sự tự tin thì họ sẽ thi đấu rất thăng hoa, tạo ra được những pha bóng đầy tính sáng tạo và nghệ thuật. Điều này đến từ tư duy chơi bóng của họ.
Những chấn thương ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng

Những chấn thương ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng

Tùy vào mức độ nặng của chấn thượng mà nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng của bạn, kể cả sau khi bình phục. Hãy cùng Thethaophui.vn tìm hiểu về những chấn thương ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng của bạn nhé!
Luật 6 lỗi trong bộ môn Futsal | Bóng đá sân 5

Luật 6 lỗi trong bộ môn Futsal | Bóng đá sân 5

Vậy luật 6 lỗi trong bộ môn Futsal là gì? Và tại sao lại phải bắt buộc đưa luật 6 lỗi vào trong thi đấu của bộ môn Futsal? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để hiểu thêm về điều luật thú vị này trong Futsal.
Kỹ thuật bóng đá Futsal cơ bản – Chích mũi giày

Kỹ thuật bóng đá Futsal cơ bản – Chích mũi giày

Chích mũi giày là một kỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong bộ môn Futsal. Nó thay thế cho kỹ thuật sút bóng thông thường và giúp bạn có thể ghi bàn dễ dàng hơn.
Những kỹ thuật bóng đá signature của các siêu sao làng túc cầu thế giới

Những kỹ thuật bóng đá signature của các siêu sao làng túc cầu thế giới

Có những cái tên có thể sẽ quên thuộc nhưng cũng có những cái tên có thể hơi xa lạ với một vài bạn. Hãy xem những kỹ thuật bóng đá signature của những cầu thủ nổi tiếng thế giới trong bài viết này nhé!
Hướng dẫn đá bóng – Kỹ thuật sút bóng sống

Hướng dẫn đá bóng – Kỹ thuật sút bóng sống

Vậy làm sao để sút tốt được những trái bóng sống? Những tình huống bóng sống cũng không phải quá khó. Các bạn chỉ cần lưu ý một vài điểm khác biệt so với việc sút bóng sống là sẽ thực hiện tốt được việc sút bóng sống.