Bóng chuyền – môn thể thao giúp tăng sự dẻo dai và linh hoạt
Những môn thể thao đều có những đặc điểm của riêng mình. Những đặc điểm này có thể là các quy định về cách chơi, các tác động cũng như là vị trí của nó trong cuộc sống và sự phát triển của con người. Đặc biệt hiện nay chúng ta đã có được rất nhiều những hoạt động thể thao khác nhau để cho con người lựa chọn.
Lịch sử hình thành môn bóng chuyền
Bắt nguồn từ một trò chơi có tên Mintonette dần hình thành và phát triển tại Mỹ. Mintonette là trò chơi do một giáo viên nghĩ ra, để chơi trò chơi này người chơi chỉ cần truyền bóng qua một tấm lưới cao 6,6 foot. Mặc dù được coi là môn bóng quần vợt nhưng nó hoàn toàn không dùng vợt chuyền bóng.
Còn ở khu vực Viễn Đông, bóng chuyền lần đầu tiên được đưa vào Đại hội Thể thao tại Philipines vào năm 1913. Những năm sau đó, bóng chuyền tiếp tục phát triển và trở thành môn thể thao nổi bật. Bằng chứng là các giải đấu lớn liên tiếp được tổ chức.
Những đặc điểm cơ bản môn bóng chuyền
Là một môn thể thao của thế vận hội mùa hè thể thao được tổ chức 4 năm một lần. Các đội thi đấu với nhau mỗi một lượt thi đấu gồm 2 đội được ngăn cách với nhau bởi một tấm lưới. Nhiệm vụ của các đội là có thể đưa quả banh bóng chuyền sang sân đối phương làm sao để đối phương không tiếp được bóng hoặc tiếp bóng ra ngoài sân thi đấu.
Mỗi một lần kết thúc chuyền bóng là bóng chạm lưới, bóng rơi trong và ngoài sân hoặc là lỗi do 1 trong các thành viên của hai đội mà trọng tài bắt được. Môn thể thao này có rất nhiều những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau.
Trong trận đấu bóng chuyền, nhất định phải có trọng tài để có thể nhận định, xử lý và đưa ra quyết định thắng thua cho những tình huống đi bóng của các cầu thủ trên sân. Dù bóng chuyền được tổ chức chơi theo hình thức: bóng chuyền bãi biển, bóng chuyền mini hay bóng chuyền chuyên nghiệp, …thì một trận thi đấu chính thức đều có một tổ trọng tài bao gồm 4 người.
- Bộ luật của môn bóng chuyền
Khá là phức tạp vì có quy định về chiều dài rộng của sân, về số lượng thành viên của mỗi đội cũng như là vị trí của các thành viên. Đặc biệt với các giải đấu mang tính chất quốc tế thì nhiệm vụ và vị trí đứng của các thành viên trong sân là vô cùng quan trọng, được quy định rõ ràng. Ngoài ra chúng ta cũng có quy định về cách chơi, cách phát bóng, chuyền bóng, chặn bóng cho từng giải đấu. Cách tính điểm cũng được đưa vào bộ luật này.
- Số lượng thành viên
Đội tuyển sẽ có 6 thành viên bao gồm trong thi đấu chuyên nghiệp bao gồm: 01 chuyền 2, 01 libero, 01 tay đập ngoài, 01 tay đập đối diện và 02 tay đập giữa. Mỗi một thành viên sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau trong đội.
- Bóng chuyền sử dụng thi đấu
Bóng chuyền được làm bằng da hoặc da nhân tạo với khí nén bên trong. Nó có hình tròn và có chu vi 65-67 cm, nặng khoảng 260-280 g. Áp lực bên trong bóng khoảng từ 0.30 tới 0.325 kg/cm2 (4.26 tới 4.61 psi) (294.3 tới 318.82 mbar hoặc hPa).
- Sân bóng chuyền thi đấu
Bóng chuyền được chơi trên sân dài 18m và rộng 9m, được chia thành hai nửa 9x9m bởi một lưới rộng 1m đặt giữa sân, cao 2,43m đối với sân bóng nam và 2,24m đối với sân bóng nữ.
- Cách chơi
Để bắt đầu trận đấu, đội giành quyền giao bóng được quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng (người giao bóng) tung quả bóng lên và cố gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối phương. Đội bên kia phải đưa bóng ngược trở lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần chạm bóng.
- Cách tính điểm
Bóng chuyền trong nhà: thi đấu theo thể thức 5 ván thắng 3. Đội nào đạt 25 điểm trước và phải tạo khoảng cách ít nhất 2 điểm với đội kia thì đội dó sẽ thắng ván đó. Riêng ván thứ 5 chỉ đánh tới điểm 15
Bóng chuyền bãi biển: thi đấu theo thể thức 3 ván thắng 2. Đội nào đạt 21 điểm trước và phải tạo khoảng cách ít nhất 2 điểm với đội kia thì đội dó sẽ thắng ván đó.
Bóng chuyền của Việt Nam hiện nay
Môn thể thao này vô cùng phát triển khi chúng ta đã rất nhiều lần tổ chức giải bóng chuyền khu vực Đông Nam Á và giành ngôi quán quân. Hơn thế nữa chúng ta cũng đang trong tầm vươn xa thế giới với những đội hình mạnh, được đầu tư kỹ lưỡng từ tuyển chọn, đào tạo đến xây dựng đội hình.
Trên đây là một vài thông tin về bộ môn bóng chuyền mà Thethaophui.vn muốn chia sẽ đến các bạn. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn đang tìm hiểu về bộ môn này.
Xem thêm: Tìm hiểu về môn bóng chuyền bãi biển