Những bí kiếp xử lý bóng bằng tay điêu luyện trong bóng rổ
Cũng giống như tất cả các kỹ năng chơi bóng rổ, cách duy nhất dắt bóng tốt nhất là bằng cách tập luyện. Nhưng tập luyện như thế nào phải đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất
Cho những đứa trẻ biết rằng thực hành dằn bóng chỉ trong lúc tập luyện là không đủ. Nếu họ thực sự muốn trở nên thành thạo kỹ năng chơi bóng rổ cơ bản này, họ sẽ phải tập một mình. Họ có thể học dằn bóng khi đứng xung quanh với bạn bè của họ ở nhà hoặc trong sân sau, tại sân chơi và thậm chí cả trong khi xem truyền hình. Họ càng trở nên quen cảm giác bóng, họ sẽ càng dằn bóng tốt hơn mà không cần nhìn xuống bóng. Nhắc nhở các cầu thủ của bạn rằng điều này cần có thời gian và không được nản lòng với những thất vọng ban đầu khi dẫn một quả bóng rổ .
Xử lý bóng bằng tay số 1
Sắp đặt bốn, năm ghế và các cục hình nón ở giữa sân. Mỗi cầu thủ một lúc, cố gắng dằn bóng càng nhanh càng tốt và len lỏi qua những chiếc ghế. Bài tập này bắt buộc cầu thủ phải sử dụng cả hai tay có bóng trong khi vẫn phải giữ đầu và mắt của họ rời khỏi trái bóng.
Xử lý bóng bằng tay số 2
Bài tập một bóng
- Lợi ích: Giúp cải thiện khả năng chịu đựng, sự nhanh nhẹn và kỹ thuật dằn bóng.
Cách thực hiện:
- Một nhóm sáu đến tám cầu thủ sắp thành hàng lên trên đường vạch ngang và mỗi cầu thủ có bóng của mình.
Cầu thủ “dẫn bóng tốc độ” bằng bàn tay phải đến giữa sân, đẩy bóng ra trước sao cho bóng nảy không quá vòng eo của họ, trong khi vẫn duy trì kiểm soát mọi lúc. - Ở giữa sân, các cầu thủ thực hiện “nhảy dừng,” tiếp tục dằn bóng và thả chân phải của họ ra sau (“bước sâu rộng”) trong khi vẫn giữ đầu gối cong, lưng thẳng và để tay trái lên cao để bảo vệ bóng.
- Với đầu gối cong, vai vuông để tiến tới và để cánh tay trái lên cao để bảo vệ bóng, cầu thủ dằn bóng sau (“dằn bóng bảo vệ”) đến đường tưởng tượng từ vạch ném phạt tới đường biên dọc
- Tại đường ném phạt, kéo chân trái trở lại và “dằn bóng đổi tay” qua tay trái.
- “Dẫn bóng tốc độ” đến đường biên ngang cuối sân đối diện bằng tay trái học bóng rổ.
Thủ thuật: Đối với “dẫn bóng tốc độ”, bóng nên nảy không cao quá thắt lưng. Đối với “dằn bóng bảo vệ”, bóng nên được giữ dưới đầu gối và các cầu thủ không bao giờ được bắt chéo chân.
Xử lý bóng bằng tay số 3
Bài tập hai bóng
Lợi ích: Cải thiện sự phối hợp, tập trung và kiểm soát bóng với cả hai tay.
Chú ý: Các cuộc bài tập sau đòi hỏi cầu thủ phải sử dụng hai bóng.
Cách thực hiện:
- Dẫn bóng tốc độ: cầu thủ xếp hàng dọc biên ngang và sử dụng hai bóng rổ chạy nước rút/dằn bóng tới đường biên ngang đối diện trong khi vẫn giữ mỗi bóng ở phía trước và nảy không cao hơn thắt lưng của họ.
- Súng máy: Cầu thủ xếp hàng dọc theo đường biên ngang với lưng thẳng, đầu gối uốn cong và bóng nảy cùng một lúc bên dưới đầu gối của họ. Cầu thủ khi bắt đầu nên thực hiện bài tập này đứng tại chỗ, sau khi các kỹ năng đã được nâng cao, các cầu thủ có thể đi bộ, chạy bộ và cuối cùng chạy nước rút đến giữa sân và trở lại.
- Cao – thấp: Cầu thủ xếp hàng dọc theo đường biên ngang, giữ lưng thẳng, đầu gối cong và bóng nảy cùng một lúc nhưng một bóng nảy dưới đầu gối, bóng còn lại nảy khoảng ngang vai. Chân nên hơi rộng hơn chiều rộng vai một chút. Cầu thủ nên đổi bên để cải thiện kỹ năng xử lý bóng với cả hai tay.
Thủ thuật: Cầu thủ phải luôn luôn dẫn bóng bằng cách sử dụng các chỗ đệm dưới mỗi ngón tay chứ không phải dùng lòng bàn tay.
Xử lý bóng bằng tay số 4
Dằn bóng thấp hình số tám
Cách thực hiện:
- Bạn bắt đầu với việc dằn bóng thấp sau đó dẫn bóng xung quanh hai chân của bạn trong hình dạng số tám.
- Đầu tiên, dằn bóng với tay không thuận của bạn. Tiếp sau, sử dụng bàn tay thuận của bạn. Hoàn tất bằng cách đổi tay. Khi thực hiện bài tập này, bạn phải giữ cho đầu cao! Nếu không làm thế, thì bạn sẽ không cải thiện được gì cả!
Hãy kiên nhẫn, bạn sẽ bị mất kiểm soát bóng thường xuyên ở những lần đầu tiên bắt đầu làm nhưng sau khi tập luyện chăm chỉ, bạn sẽ thấy rằng bài tập này giúp bạn rất nhiều! Chúc may mắn và luôn luôn làm tốt. Cố hết sức mình hoặc bạn sẽ không bao giờ biết những gì bạn có thể làm được.