Quy định luật việt vị trong bóng đá không phải ai cũng biết
Nếu bạn là một tín đồ bóng đá thì chắc hẳn đã phải trải qua cảm bùng nổ khi khi đội bóng yêu thích ghi bàn rồi lại hụt hẫng khi trọng tài thổi việt vị không công nhận bàn thắng đó. Hôm nay Thethaophui.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật việt vị trong bóng đá.
FIFA quy định về lỗi việt vị trong bóng đá
FIFA đã tiến hành đưa ra Luật bóng đá và được sửa đổi vào năm 2005 như sau “Cầu thủ ở vị trí việt vị nếu bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của anh ta được phép chạm vào bóng ở gần đường biên ngang cuối sân đối phương hơn so với bóng và cầu thủ đối phương thứ 2 (cầu thủ đối phương thứ nhất thường sẽ là thủ môn).
Những bộ phận trên cơ thể người được phép chạm vào bóng (trừ 2 tay).
Với Luật này được đưa ra thì cầu thủ sẽ không bị thổi phạt mặc dù đang ở thế việt vị nhưng lại được nhận bóng từ pha cản phá có chủ ý hoặc chuyền về đối phương thì lúc này sẽ không bị thổi phạt.
Tuy nhiên, đến năm 2013 thì FIFA lại thay đổi luật. Cụ thể ở trong điều 11 của Luật việt vị FIFA thì cầu thủ chỉ ở thế việt vị chỉ có thể tiếp tục tham gia tình huống bóng khi đối phương chú ý chuyền về. Riêng đối với trường hợp nhận bóng từ tình huống cản phá không chủ ý (bóng đập vào người nảy ra) từ đối phương thì lúc này trọng tài sẽ vẫn thổi còi phạt lỗi. Bên cạnh đó, FIFA cũng đã đưa ra những quy định rõ hơn, cụ thể như sau: Sẽ thổi phạt cầu thủ cản trở hướng di chuyển, tầm nhìn hoặc có những tác động làm ảnh hưởng lớn tới khả năng phòng ngự đối phương ở tư thế đã việt vị.
Cầu thủ dính lỗi việt vị trong bóng đá
Cầu thủ mắc lỗi việt vị là như thế nào? Khi trận đấu đang diễn ra, cầu thủ đang đứng ở bên sân của đối thủ. Lúc này bắt buộc phải có từ 2 người trở lên bên đối phương đứng giữa đường biên ngang cuối sân đội đó và cầu thủ. Nếu không, cầu thủ sẽ rơi vào thế dễ bị mắc lỗi việt vị. Chỉ cần họ tham gia vào đường bóng tấn công của đội nhà, họ sẽ mắc lỗi việt vị. Theo luật việt vị, thủ môn cũng tính là một người.
Nếu không tham gia đường bóng, cầu thủ sẽ không bị việt vị. Tuy nhiên nếu anh ta đứng ngay hướng tấn công của đội mình thì vẫn bị tính việt vị theo luật bóng đá. Ngoài ra, cầu thủ cũng mắc lỗi việt vị nếu cản trở đối thủ hoặc cố tình chiếm lợi thế cho mình. Vậy nên điều luật này rất chặt chẽ trong bóng đá và khiến nhiều cầu thủ mắc lỗi.
Cầu thủ không dính lỗi việt vị
Việt vị bóng đá là gì và có thể tránh không? Câu trả lời là có. Nếu cầu thủ không tham gia vào đường bóng, họ sẽ không mắc lỗi việt vị. Bên cạnh đó, cầu thủ rơi vào thế dễ bị việt vị cũng sẽ không bị phạt khi chạm bóng nếu thuộc 3 tình huống sau:
- Ném biên
- Phạt góc
- Phát bóng
Hai cách phát hiện lỗi việt vị
Thông thường trong trận đấu, người bắt lỗi việt vị chủ yếu là trọng tài biên. Họ chạy ở đường biên dọc nên dễ dàng phát hiện ra được. Lúc này trọng tài biên căng cờ ra trước mặt để báo việt vị.
Tuy nhiên có nhiều tình huống trọng tài biên không thể theo kịp tốc độ trận đấu. Lúc này luật việt vị mới của FIFA quyết định áp dụng thêm công nghệ VAR (Video Assistant Referee). Dù bàn thắng được ghi nhưng nếu VAR phát hiện ra việt vị, bàn thắng vẫn không được công nhận.
Sau khi cầu thủ mắc lỗi việt vị, đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt. Bên cạnh đó nếu cầu thủ ghi bàn từ tình huống việt vị, trọng tài cũng không công nhận. Thế giới bóng đá đã từng chứng kiến nhiều pha “bẻ còi” vì lỗi việt vị.
Sự thay đổi của FIFA về luật việt vị
Bạn đã hiểu được việt vị có nghĩa là gì sau phần luật trên. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình phát triển của nó.
Vào cuối thế kỷ 18, luật việt vị ra đời khi các trường học ở Anh bắt đầu chơi bóng đá. Tuy nhiên khi đó luật việt vị lại nghiêm ngặt hơn hiện nay rất nhiều.
Tính đến thời điểm này, FIFA đã thay đổi điều luật này khá nhiều lần:
- 1848: Luật việt vị ra đời một cách hoàn chỉnh với quy tắc Cambridge. Lúc này cầu thủ đã hiểu việt vị là như nào. Tuy nhiên luật lại quy định phải có ít nhất 4 người đối phương đứng sau.
- 1866: Luật mới cũng áp dụng quy tắc Cambridge. Số người được giảm xuống còn 3.
- 1925: Luật đổi thành ít hơn 2 người và sử dụng cho tới hiện nay.
- 2005: FIFA tiếp tục thay đổi luật. Cầu thủ đang việt vị nhưng được phép chạm bóng từ đường chuyền về hoặc cản phá chủ ý của đối thủ. Khi đó trọng tài không thổi phạt.
- 2013: Luật việt vị mới nhất được FIFA thay đổi. Cầu thủ vẫn được phép chạm bóng khi đối phương chuyền về. Tuy nhiên việc cản phá của đối thủ thì cầu thủ không được chạm bóng. Ngoài ra cầu thủ đang việt việt có ý đồ cản trở hậu vệ đội bạn sẽ bị thổi phạt.
Tại sao cần áp dụng hình phạt việt vị trong bóng đá
Sở dĩ lỗi việt vị được đưa ra và trở nên phổ biến là do:
- Sẽ đảm bảo tính thống nhất và quy phạm của bóng đá.
- Cuộc chơi cũng sẽ đảm bảo tính công bằng, 2 đội sẽ chơi rất fair play.
Mặc dù độ phổ biến khá rộng rãi nhưng luật việt vị rất khó xác định. Cũng chính vì thế mà đôi khi nhiều quyết định của trọng tài đưa ra đôi khi cũng chưa thật chính xác. Do vậy mà khi chơi trên sân cỏ thì nên biết luật để tránh những việc tranh chấp hay xử phạt chưa công bằng của trọng tài.
Các bạn có thể tham khảo thêm các điều luật trong bóng đá sân 5 và luật bóng đá sân 7 để có thể thưởng thức và chơi bóng tốt nhất nhé!