Những sơ đồ chiến thuật thi đấu sân 5 hiệu quả

Những sơ đồ chiến thuật thi đấu sân 5 hiệu quả

4 Sơ đồ chiến thuật sân 5 bạn phải biết

Bóng đá 5 người là một môn thể thao rất thú vị và hấp dẫn. Dù số lượng cầu thủ chỉ có 5, nhưng trong thi đấu, để giành chiến thắng, các đội vẫn phải có những chiến thuật bóng đá 5 người nhất định.

Bạn cần đọc ngay bài viết này để Những sơ đồ chiến thuật bóng đá 5 người hay nhất. Không quá khó, Thethaophui.vn đã chuẩn bị sẵn một kho kỹ – chiến thuật để biến bạn và đội bóng của mình trở nên bất bại trên sân mini.

Các nguyên tắc cơ bản

Mọi sơ đồ muốn vận hành tốt nhất cần hội tụ rất nhiều yếu tố như: đối thủ của bạn là ai, cầu thủ của bạn có thể đáp ứng những gì, trình độ thể lực cầu thủ… Tuy nhiên, luôn nhớ rằng dù bạn có sử dụng sơ đồ nào đi nữa thì luôn có 2 nguyên tắc bất di bất dịch như sau:

  1. Luôn có 1 người trong tư thế sẵn sàng phản công: phản công nhanh là 1 trong những ngón đòn lợi hại nhất trong Futsal. Các đợt phản công thường bắt đầu bởi 1 cầu thủ có thiên hướng tấn công.
  2. Đồng thời, luôn có 1 người sẵn sàng để bọc lót và truy cản trong phòng ngự: khi đội nhà bị phản công nhanh và không lui về kịp, nhiệm vụ của cầu thủ này là làm chậm nhịp độ tấn công để đồng đội kịp lui về tổ chức hàng thủ.

Dù chơi với đội hình nào thì nguyên tắc cơ bản không thể thay đổi đó là toàn đội đều phải tham gia tấn công hoặc phòng ngự.

Vì ít người chơi hơn bóng đá 11 người nên trong bóng đá 5 người chỉ có 4 đội hình cơ bản. Nhưng điều đó không có nghĩa cách là vận hành và xoay chuyển các đội hình là 1 điều đơn giản:

Sơ đồ “kim cương đen” (1-2-1)

Sở dĩ gọi đây là đội hình “Kim cương đen” là vì đội hình này mang đến sự hòa hợp nhất, cân bằng giữa tấn công và phòng thủ. Kim cương đen là 1 loại đá rất quý hiếm. Truyền thuyết Ấn Độ kể lại rằng: mỗi khi xảy ra mâu thuẫn hay chiến tranh giữa các bộ tộc người ta chỉ cần chạm vào viên đá đen màu nhiệm là mọi mâu thuẫn dường như được hoá giải.

Sơ đồ "kim cương đen" (1-2-1)

Đội hình này đáp ứng tốt nhất 2 nguyên tắc bất di bất dịch vừa nêu ở trên. Luôn có một tiền đạo đúng nghĩa (pivot) và một hậu vệ thường trực đứng phía sau. Hai cầu thủ tiền vệ được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cả khâu phòng ngự và tấn công, đáp ứng yêu cầu trong mọi thời điểm của trận đấu.

Điểm mạnh

  • Đội hình được mở thoáng ra 2 biên tạo ra nhiều hướng chuyền.
  • Đổi cánh linh hoạt khiến cho những đường tấn công trở nên sắc xảo hơn, phòng ngự cũng có chiều sâu hơn.
    Yêu cầu tính kỷ luật và mỗi cầu thủ đều có trách nhiệm rõ ràng. Luôn có một cầu thủ với trách nhiệm rõ ràng trong phòng ngự và một người chuyên trách tấn công.
  • Hai tiền vệ có khả năng hỗ trợ cả tấn công và phòng thủ, cho phép cả hai hoặc chỉ một trong hai người tham gia tấn công và người còn lại hỗ trợ phía sau.

Điểm yếu

  • Nếu cả hai tiền vệ cánh đều có xu hướng chơi tấn công, hàng thủ sẽ trở nên mong manh. Do đó, nó đòi hỏi các tiền vệ phải có tính kỷ luật và chiến thuật.
  • Hai tiền vệ cánh phải có thể lực dồi dào, kỹ thuật cá nhân tốt và đặc biệt là phải có sự ăn ý với nhau. Cần biết khi nào cần tham gia tấn công, khi nào nên lùi lại bọc lót cho đồng đội của mình dâng lên.

Sơ đồ Tứ trụ triều đình (2-2)

Hay còn được gọi là sơ đồ 2-2, hoặc “hình vuông” hoặc “cái hộp”. Đây là đội hình hỗ trợ tốt nhất cho chiến thuật phòng ngự khu vực.

Sơ đồ Tứ trụ triều đình (2-2)

Về cơ bản chia tách 4 cầu thủ trong đội hình thành hai khu vực với vai trò khá rõ ràng: phòng thủ và tấn công. Mỗi cầu thủ được phân công “quản lý” khu vực của mình. Theo lý thuyết sẽ có 2 cầu thủ chuyên trách tấn công và 2 cầu thủ phòng ngự, song những vai trò này phải hết sức linh hoạt. Ví dụ, những cầu thủ tấn công cũng cần hỗ trợ phòng ngự và ngược lại. Hầu hết các đội bóng đều phải đảm bảo có ít nhất là 3 người tham gia tấn công hoặc phòng ngự xuyên suốt trận đấu. Cách bố trí này giúp đạt được sự cân bằng và sự chuyển dịch lối chơi dễ dàng giữa công với thủ.

Điểm mạnh

  • Mang lại sự cân bằng trong tấn công và phòng ngự.
  • Xây dựng ý thức hỗ trợ đồng đội của các cầu thủ.

Điểm yếu

  • Hàng thủ không kín kẽ, dễ bị đánh vỗ mặt nếu hậu vệ lên tham gia tấn công và các tiền vệ, tiền đạo không kịp hỗ trợ phòng ngự
  • Vai trò và trách nhiệm của cầu thủ không rõ ràng.Nên đôi khi Hậu vệ sẽ lưỡng lự khi muốn lên tham gia tấn công vì phải xem hậu vệ còn lại đang dự tính điều gì.
  • Đội hình này đòi hỏi các cầu thủ phải hiểu nhau, kết hợp ăn ý và nhiều thời gian tập luyện cùng nhau.

Sơ đồ kim tự tháp ( 2-1-1)

Đội hình này rất thích hợp với lối chơi phòng ngự phản công. Trong đội hình “Kim tự tháp”, luôn có 1 tiền vệ trung tâm làm cầu nối giữa 2 hậu vệ và tiền đạo, sẵn sàng tham gia phối hợp tấn công cũng như phòng ngự. Vì vậy, vai trò của tiền vệ trung tâm này là rất quan trọng.

Sơ đồ kim tự tháp ( 2-1-1)

Điểm mạnh

  • Lựa chọn hợp lý khi gặp phải đối thủ mạnh. Nếu phối hợp tốt, các cầu thủ có thể dễ dàng pressing và ép đối phương ra biên để đoạt bóng và phản công nhanh.
  • Vị trí tiền đạo (Pivot) giúp tấn công trực diện hoặc làm tường cho tiền vệ trung tâm dứt điểm.
  • 2 hậu vệ dâng cao đột ngột từ dưới lên sẽ tạo ra yếu tố bất ngờ cho các đợt tấn công
  • Luôn có ít nhất 1 hậu vệ để bọc lót khi bị tấn công
  • Giải phóng một tiền đạo hoàn toàn tập trung cho việc tấn công, thường được gọi là pivot.
  • Cầu thủ đá tiền vệ có khả năng tham gia nhiệm vụ nhiều hơn so với sơ đồ chiếc hộp.

Điểm yếu

  • Đòi hỏi một tiền vệ rất chất lượng, đủ khả năng vừa tham gia phòng ngự, vừa hỗ trợ tấn công trong mọi tình huống.
  • Khi tấn công, hậu vệ cần phối hợp tốt với tiền vệ để hỗ trợ cho tiền đạo.

Sơ đồ chữ Y (1-1-2)

Đây là sự “đảo ngược” của sơ đồ “Kim tự tháp”. Vì thế, vai trò của nó cũng đảo ngược theo. Đội hình này chú trọng vào tấn công nên được coi là sơ đồ chiến thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong bóng đá 5 người.

Sơ đồ chữ Y (1-1-2)

Nếu bạn sử dụng sơ đồ này suốt cả trận đấu, có thể bạn sẽ ghi được nhiều bàn thắng bởi đội bóng của bạn có hai cầu thủ đảm trách tấn công. Nhưng đánh đổi lại, nguy cơ bị thủng lưới cũng rất cao. Vì thế sơ đồ này được khuyến khích dùng trong trường hợp đội bóng của bạn mạnh hơn đối phương hoặc đang rất cần ghi bàn.

Điểm mạnh

  • Hữu ích khi gặp đội yếu hơn hoặc khi cần ghi bàn.
  • Cầu thủ thi đấu thấp nhất trong đội hình sẽ phải gánh vác trách nhiệm rất lớn, vừa khởi phát các đợt tấn công, vừa phòng ngự.
  • Phù hợp hơn nếu chơi với đội hình đẩy cao gây sức ép.
  • Vì chỉ có 1 hậu vệ nên hầu như không có mâu thuẫn trong vai trò của người tổ chức phòng ngự giữa các cầu thủ
    Dùng để đối kháng lối chơi Pressing của đối thủ vì các hậu vệ của đối phương sẽ không dám dâng cao do có 2 tiền đạo luôn túc trực ở trên.

Điểm yếu

  • Phải đọc trận đấu thật nhanh để chuyển từ tấn công sang phòng ngự nếu không sẽ dễ bị ghi bàn
  • 2 tiền đạo phải có ý thức và trách nhiệm hỗ trợ phòng ngự rất cao.

KẾT: BÍ QUYẾT ĐỂ CHIẾN THẮNG MỌI TRẬN ĐẤU

Mỗi sơ đồ chiến thuật bóng đá 5 người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Do vậy, bí quyết giành chiến thắng là phải đọc được đối thủ, biết họ mạnh yếu ở điểm nào và dùng đội hình thích hợp để khắc chế.

  • Như đã đề cập, các sơ đồ chiến thuật trong bóng đá 5 người rất linh hoạt. Đội bóng có thể xoay chuyển đội hình theo diễn biến của trận đấu.
  • Những đội bóng tốt là những đội có thể chơi nhuần nhuyễn 2 hay nhiều sơ đồ khác nhau, bao gồm sơ đồ chuyên cho phòng ngự và sơ đồ chuyên để tấn công.
  • Một số đội sử dụng rất thành công sơ đồ 3-0-1 khi thủ và chuyển hóa sang 1-1-2 khi công.
  • Việc đội bóng của bạn chơi thành thạo nhiều kiểu sơ đồ chiến thuật khác nhau sẽ đem lại sự đa dạng, hoàn thiện hơn về chiến thuật và đối thủ cũng khó khăn nếu muốn khắc chế được.
  • Lời khuyên của chúng tôi là hãy thử nghiệm thật nhiều để chọn ra đâu là sơ đồ tối ưu khi phòng thủ và sơ đồ tối ưu lúc tấn công với những cầu thủ bạn đang có trong tay.
  • Đừng áp dụng cứng nhắc một sơ đồ. Chọn cho đội bóng của bạn một sơ đồ phù hợp nhất trong những sơ đồ trên là một khởi đầu tốt. Nhưng nếu bạn chỉ cứng nhắc với một sơ đồ thì đó lại là điều không nên.
  • Những trận đấu bóng đá có nhịp độ rất nhanh nên mẫu cầu thủ lý tưởng là những người có thể chơi nhiều vai trò ở bất cứ thời điểm nào. Ví dụ, một Pivot cũng có thể làm thay nhiệm vụ của một hậu vệ khi đồng đội của mình đã dâng lên. Tương tự như vậy, một hậu vệ có thể đóng vai như tiền đạo trong những tình huống tấn công.
  • Hãy chọn một sơ đồ khung cho phép các cầu thủ hiểu được khái quát ý đồ và trách nhiệm của họ trên sân. Nhưng không có nghĩa cầu thủ sẽ gắn chết với một cách chơi. Đó chỉ là tiền đề cơ bản để phát triển các sơ đồ mới tùy thuộc đối thủ, yêu cầu của trận đấu.

Cuối cùng, dù chơi với đội hình nào thì đội bóng đều phải đảm bảo 2 nguyên lý bất di bất dịch được nêu ở đầu bài. Hãy thực hành những nguyên tắc cơ bản đó là tạo không gian để chuyền, di chuyển và giữ cự ly đội hình hợp lý. Chiến thắng sẽ đến với những đội bóng kiên trì với lối chơi đơn giản.

Related Posts

Khởi động tư duy chơi bóng trước trận đấu

Khởi động tư duy chơi bóng trước trận đấu

Một người với khát khao, đam mê trong mỗi lần ra sân với một người chỉ là yêu thích và ra sân để giải trí sẽ có sự khác biệt rất lớn. Khi một cầu thủ có được sự tự tin thì họ sẽ thi đấu rất thăng hoa, tạo ra được những pha bóng đầy tính sáng tạo và nghệ thuật. Điều này đến từ tư duy chơi bóng của họ.
Những chấn thương ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng

Những chấn thương ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng

Tùy vào mức độ nặng của chấn thượng mà nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng của bạn, kể cả sau khi bình phục. Hãy cùng Thethaophui.vn tìm hiểu về những chấn thương ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng của bạn nhé!
Luật 6 lỗi trong bộ môn Futsal | Bóng đá sân 5

Luật 6 lỗi trong bộ môn Futsal | Bóng đá sân 5

Vậy luật 6 lỗi trong bộ môn Futsal là gì? Và tại sao lại phải bắt buộc đưa luật 6 lỗi vào trong thi đấu của bộ môn Futsal? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để hiểu thêm về điều luật thú vị này trong Futsal.
Kỹ thuật bóng đá Futsal cơ bản – Chích mũi giày

Kỹ thuật bóng đá Futsal cơ bản – Chích mũi giày

Chích mũi giày là một kỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong bộ môn Futsal. Nó thay thế cho kỹ thuật sút bóng thông thường và giúp bạn có thể ghi bàn dễ dàng hơn.
Những kỹ thuật bóng đá signature của các siêu sao làng túc cầu thế giới

Những kỹ thuật bóng đá signature của các siêu sao làng túc cầu thế giới

Có những cái tên có thể sẽ quên thuộc nhưng cũng có những cái tên có thể hơi xa lạ với một vài bạn. Hãy xem những kỹ thuật bóng đá signature của những cầu thủ nổi tiếng thế giới trong bài viết này nhé!
Hướng dẫn đá bóng – Kỹ thuật sút bóng sống

Hướng dẫn đá bóng – Kỹ thuật sút bóng sống

Vậy làm sao để sút tốt được những trái bóng sống? Những tình huống bóng sống cũng không phải quá khó. Các bạn chỉ cần lưu ý một vài điểm khác biệt so với việc sút bóng sống là sẽ thực hiện tốt được việc sút bóng sống.